Trong buổi thăm và làm việc đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn được hiểu rõ hơn về cơ hội và thách thức liên quan đến việc sản xuất và sử dụng đá dăm tái chế trong ngành xây dựng tại TP.HCM và các khu vực lân cận, đồng thời chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của công ty với các đối tác tiềm năng để tạo ra các giải pháp hiệu quả và bền vững cho ngành xây dựng Việt Nam.
Tại buổi gặp gỡ, ông Đinh Hồng Kỳ - Chủ tịch Secoin, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội SACA, đã chia sẻ rằng liên tục trong năm 2023, Việt Nam đã tổ chức rất nhiều chương trình hội thảo liên quan hướng đến mục tiêu Net Zero và nền kinh tế tuần hoàn và một trong những vấn đề quan trọng cấp thiết chính là vấn đề xử lý rác thải. Theo thống kê được biết, 1/3 lượng rác thải toàn cầu xuất phát từ ngành công nghiệp xây dựng. Tại Việt Nam có hơn 90% rác thải đều chọn giải pháp chôn lấp. Tuy nhiên, hiện nay tại một số tỉnh/thành và đô thị lớn đã bắt đầu sử dụng giải pháp đốt rác thay vì chôn lấp như trước, và thường là sử dụng các công nghệ đến từ Trung Quốc. Với tốc độ phát triển ngành xây dựng Việt Nam như hiện nay thì vấn đề xử lý rác, tuần hoàn vật liệu là vấn đề Việt Nam vô cùng chú trọng. Trong các khu công nghiệp Việt Nam, chúng tôi quan tâm tới vấn đề công sinh công nghiêp, tức là sản phẩm phế thải của nhà máy này sẽ là nguyên liệu đầu vào cho một nhà máy khác.
Cùng với những chia sẻ của ông Đinh Hồng Kỳ - Chủ tịch Secoin, đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản bày tỏ sự vui mừng trong lần đầu tiếp cận thị trường Việt Nam, Doanh nghiệp đang quan tâm hướng đến tái chế vật liệu không cháy như gạch ngói, bê tông, đây không chỉ là thế mạnh của chúng tôi mà còn là vì chi phí xử lý vật liệu này rẻ hơn và đầu ra của sản phẩm dễ tìm hơn. Ông Tomoya Unno mong muốn trong thời gian sớm nhất, Hiệp hội SACA có thể tổ chức đoàn đến thăm trực tiếp doanh nghiệp để hiểu rõ hơn hoạt động, quy trình xử lý rác thải của công ty. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tìm kiếm đối tác tại Việt Nam phù hợp để liên doanh hợp tác cùng triển khai dự án tại Việt Nam.
Hướng đến giảm phát thải ròng về bằng 0 (Net zero) vào năm 2050, theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc năm 2021 (COP26) là một hành trình dài đầy thách thức. Xác định phát triển xanh - bền vững nói chung và Net Zero nói riêng không còn mang tính tự nguyện như trước nữa, mà đã trở thành điều kiện bắt buộc, nếu doanh nghiệp muốn tham gia thị trường toàn cầu. Và ngành xây dựng và vật liệu xây dựng không đứng ngoài 'cuộc chơi' này.
Đọc thêm> >Ông Đinh Hồng Kỳ - Chủ tịch Secoin tham gia Talkshow Thực hành ESG – Hướng đi cho ngành Vật liệu xây dựng
Tại buổi làm việc, các bên đã trao đổi thêm nhiều thông tin sâu hơn về các vấn đề liên quan vật liệu tái chế, kế hoạch thực hiện cũng như hướng triển khai dự án tại Việt Nam.