Câu chuyện cũng tương tự với thuốc lá. Giá một bao thuốc cùng loại ở Đức đắt gấp hơn 7 lần tại Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết ở những nước có chính sách kiểm soát thuốc lá hiệu quả, thuốc lá bị đánh thuế từ 65-80%. Trong khi đó, ở Việt Nam, mức thuế đối với thuốc lá cao nhất chỉ là 45%.
Đầu năm nay, Bộ Tài chính đã hoàn chỉnh bản dự thảo sửa đổi bổ sung Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, dự kiến trình Quốc hội thông qua trong năm nay. Theo đó, Bộ đề xuất tăng thuế tiêu thụ đối với rượu, bia và thuốc lá để hạn chế tiêu dùng. Việc này là cần thiết và nhận được sự đồng tình của xã hội. Mặc dù mức tăng thuế được cho là khá thấp (khoảng 15 điểm phần trăm) và thời hạn áp dụng khá muộn (dự kiến bắt đầu từ ngày 1.7.2015) nhưng đã gặp phải sự phản đối của một số người liên quan. Phát biểu trên một tờ báo kinh tế gần đây, lãnh đạo một hãng bia lớn tại Việt Nam đã tỏ ra không đồng tình. Vị này cho rằng việc Nhà nước tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia để giúp ngân sách tăng thu thêm vài ngàn tỉ đồng là kiểu tư duy “du kích”, thiếu tầm nhìn xa. Về nhận định của vị lãnh đạo hãng bia nói trên, người viết không đưa ra nhận xét mà chỉ lấy dẫn chứng ở một số nước phát triển. Ở Pháp, đầu năm 2000, giá 1 gói thuốc lá Marlboro chỉ 2 euro, đến năm 2003 đã lên tới hơn 4 euro do Chính phủ mỗi năm đều tăng thuế. Sau hơn 10 năm, đến nay giá 1 gói Marlboro ở Pháp là 5,3 euro. Theo tính toán của chính phủ nước này, tăng thuế thuốc lá sẽ mang lại cho Nhà nước thêm gần 1 tỉ euro mỗi năm. Phần lớn số tiền bán thuốc lá ở Pháp đều chạy vào công quỹ. Đối với loại thuốc lá bán chạy nhất, theo mức tăng thuế mới, có đến 79% tiền bán được vào túi chính phủ, 13% đến tay nhà sản xuất và phân phối, còn chủ tiệm bán thuốc lá chỉ được hưởng 8%. Tương tự, tại Nhật, từ năm 2002, nhờ tăng thuế đối với thuốc lá, tiền thuế thu được tăng khoảng 19,5 tỉ USD mỗi năm, trong khi số người hút thuốc tại Nhật lại giảm khoảng 1/3. Nếu các nước tiên tiến tăng thuế đối với rượu, bia, thuốc lá mà đem lại lợi ích lớn cho xã hội thì có lẽ Việt Nam cũng nên học tập. Cũng có ý kiến cho rằng tăng thuế sẽ “khuyến khích” hoạt động buôn lậu. Theo quan điểm của người viết, các nước có mức thuế cao hơn Việt Nam nhiều vẫn kiểm soát được buôn lậu, nhờ kiểm soát hiệu quả hoạt động này thông qua hải quan, công an, quản lý thị trường. Còn việc tăng thuế để đem lại nguồn thu cho ngân sách là việc của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Ở một góc độ nào đó, hai việc này là độc lập. Lại có ý kiến của một lãnh đạo hãng bia nước ngoài tại Việt Nam cho rằng tăng thuế rượu bia sẽ làm tăng lạm phát. Điều này có vẻ không hợp lý, bởi 5 nước có giá bia rẻ nhất, theo tạp chí Thrillist, là Việt Nam, Campuchia, Ukraine, Philippines và Ethiopia lại là những nước có tỉ lệ làm phát cao trên thế giới. Hơn nữa, xét cho cùng, khi một chính sách thuế đưa ra làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhóm lợi ích có liên quan, phản ứng gay gắt của họ là lẽ đương nhiên. Câu chuyện tăng thuế thuốc lá ở Pháp nói trên là một ví dụ. Giới kinh doanh thuốc lá Pháp đã tức giận trước việc tăng thuế của Chính phủ đến mức đóng cửa toàn bộ các tiệm bán thuốc lá lẻ vào đúng ngày thuế suất mới bắt đầu được áp dụng. Tuy nhiên, Chính phủ Pháp vẫn không lùi bước và theo một cuộc thăm dò, có đến 48% người dân Pháp ủng hộ việc tăng thuế thuốc lá và rượu bia để giảm thâm hụt quỹ an sinh xã hội. Gánh nặng về chi phí chăm sóc y tế của Chính phủ cũng giảm phần nào khi người dân hạn chế hút thuốc: chỉ trong vòng 7 tháng sau khi áp dụng mức thuế mới, lượng tiêu thụ thuốc lá ở Pháp đã giảm 4,5 tỉ điếu. Ở Philippines, Chính phủ đã có chủ trương tăng thuế đối với rượu, bia và thuốc lá từ năm 1997 và đã trình lên Quốc hội. Tuy nhiên, các nhóm lợi ích đã vận động hành lang để trì hoãn chính sách này đến... 16 năm. Vào năm 2013, chính sách tăng thuế mới được áp dụng, đem lại cho Philippines mỗi năm 800 triệu USD. Câu chuyện này cho thấy, đối với các nhà điều hành chính sách, việc đưa ra một chính sách trước hết cần dựa trên quyền lợi của đất nước và người dân chứ không chỉ cho một nhóm lợi ích nào đó. Năm ngoái Việt Nam đã tiêu thụ hết 3 tỉ lít bia, tương đương 3 tỉ USD, theo thống kê của tổ chức nghiên cứu thị trường Eurowatch. Với mức tiêu thụ này, Việt Nam đang nằm trong top 25 nước tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới. Trong khi đó, tạp chí Thrillist của Mỹ đã xếp hạng bia ở Việt Nam là rẻ nhất thế giới. Có thể thấy rõ sự liên kết giữa giá bia quá rẻ và sức tiêu thụ khủng khiếp của người dân Việt. Câu chuyện cũng tương tự với thuốc lá. Giá một bao thuốc cùng loại ở Đức đắt gấp hơn 7 lần tại Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết ở những nước có chính sách kiểm soát thuốc lá hiệu quả, thuốc lá bị đánh thuế từ 65-80%. Trong khi đó, ở Việt Nam, mức thuế đối với thuốc lá cao nhất chỉ là 45%. Đầu năm nay, Bộ Tài chính đã hoàn chỉnh bản dự thảo sửa đổi bổ sung Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, dự kiến trình Quốc hội thông qua trong năm nay. Theo đó, Bộ đề xuất tăng thuế tiêu thụ đối với rượu, bia và thuốc lá để hạn chế tiêu dùng. Việc này là cần thiết và nhận được sự đồng tình của xã hội. Mặc dù mức tăng thuế được cho là khá thấp (khoảng 15 điểm phần trăm) và thời hạn áp dụng khá muộn (dự kiến bắt đầu từ ngày 1.7.2015) nhưng đã gặp phải sự phản đối của một số người liên quan. Phát biểu trên một tờ báo kinh tế gần đây, lãnh đạo một hãng bia lớn tại Việt Nam đã tỏ ra không đồng tình. Vị này cho rằng việc Nhà nước tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia để giúp ngân sách tăng thu thêm vài ngàn tỉ đồng là kiểu tư duy “du kích”, thiếu tầm nhìn xa. Về nhận định của vị lãnh đạo hãng bia nói trên, người viết không đưa ra nhận xét mà chỉ lấy dẫn chứng ở một số nước phát triển. Ở Pháp, đầu năm 2000, giá 1 gói thuốc lá Marlboro chỉ 2 euro, đến năm 2003 đã lên tới hơn 4 euro do Chính phủ mỗi năm đều tăng thuế. Sau hơn 10 năm, đến nay giá 1 gói Marlboro ở Pháp là 5,3 euro. Theo tính toán của chính phủ nước này, tăng thuế thuốc lá sẽ mang lại cho Nhà nước thêm gần 1 tỉ euro mỗi năm. Phần lớn số tiền bán thuốc lá ở Pháp đều chạy vào công quỹ. Đối với loại thuốc lá bán chạy nhất, theo mức tăng thuế mới, có đến 79% tiền bán được vào túi chính phủ, 13% đến tay nhà sản xuất và phân phối, còn chủ tiệm bán thuốc lá chỉ được hưởng 8%. Tương tự, tại Nhật, từ năm 2002, nhờ tăng thuế đối với thuốc lá, tiền thuế thu được tăng khoảng 19,5 tỉ USD mỗi năm, trong khi số người hút thuốc tại Nhật lại giảm khoảng 1/3. Nếu các nước tiên tiến tăng thuế đối với rượu, bia, thuốc lá mà đem lại lợi ích lớn cho xã hội thì có lẽ Việt Nam cũng nên học tập. Cũng có ý kiến cho rằng tăng thuế sẽ “khuyến khích” hoạt động buôn lậu. Theo quan điểm của người viết, các nước có mức thuế cao hơn Việt Nam nhiều vẫn kiểm soát được buôn lậu, nhờ kiểm soát hiệu quả hoạt động này thông qua hải quan, công an, quản lý thị trường. Còn việc tăng thuế để đem lại nguồn thu cho ngân sách là việc của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Ở một góc độ nào đó, hai việc này là độc lập. Lại có ý kiến của một lãnh đạo hãng bia nước ngoài tại Việt Nam cho rằng tăng thuế rượu bia sẽ làm tăng lạm phát. Điều này có vẻ không hợp lý, bởi 5 nước có giá bia rẻ nhất, theo tạp chí Thrillist, là Việt Nam, Campuchia, Ukraine, Philippines và Ethiopia lại là những nước có tỉ lệ làm phát cao trên thế giới. Hơn nữa, xét cho cùng, khi một chính sách thuế đưa ra làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhóm lợi ích có liên quan, phản ứng gay gắt của họ là lẽ đương nhiên. Câu chuyện tăng thuế thuốc lá ở Pháp nói trên là một ví dụ. Giới kinh doanh thuốc lá Pháp đã tức giận trước việc tăng thuế của Chính phủ đến mức đóng cửa toàn bộ các tiệm bán thuốc lá lẻ vào đúng ngày thuế suất mới bắt đầu được áp dụng. Tuy nhiên, Chính phủ Pháp vẫn không lùi bước và theo một cuộc thăm dò, có đến 48% người dân Pháp ủng hộ việc tăng thuế thuốc lá và rượu bia để giảm thâm hụt quỹ an sinh xã hội. Gánh nặng về chi phí chăm sóc y tế của Chính phủ cũng giảm phần nào khi người dân hạn chế hút thuốc: chỉ trong vòng 7 tháng sau khi áp dụng mức thuế mới, lượng tiêu thụ thuốc lá ở Pháp đã giảm 4,5 tỉ điếu. Ở Philippines, Chính phủ đã có chủ trương tăng thuế đối với rượu, bia và thuốc lá từ năm 1997 và đã trình lên Quốc hội. Tuy nhiên, các nhóm lợi ích đã vận động hành lang để trì hoãn chính sách này đến... 16 năm. Vào năm 2013, chính sách tăng thuế mới được áp dụng, đem lại cho Philippines mỗi năm 800 triệu USD. Câu chuyện này cho thấy, đối với các nhà điều hành chính sách, việc đưa ra một chính sách trước hết cần dựa trên quyền lợi của đất nước và người dân chứ không chỉ cho một nhóm lợi ích nào đó. (Ông Đinh Hồng Kỳ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Secoin)
|