nav moblie
Tin tức

Nâng cao vị thế Thương hiệu Quốc Gia trên bản đồ chuỗi giá trị Toàn cầu

Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2021 đã được Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công Thương tổ chức ngày 19/04/2021 tại TP.HCM. Là đại diện duy nhất của 124 doanh nghiệp được công nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2020-2022, ông Đinh Hồng Kỳ - Chủ tịch Công ty Secoin đã có nội dung chia sẻ với chủ đề “Nâng cao vị thế thương hiệu Việt trên bản đồ chuỗi giá trị toàn cầu”.

Những nhận định về vị thế hiện tại của thương hiệu Việt, những giải pháp nâng cao vị thế thương hiệu Việt trong tương lai kết hợp với những câu chuyện thực tế của Secoin trong quá trình đưa sản phẩm gạch nghệ thuật tới hơn 60 nước khắp 6 châu lục và những cơ hội, thách thức đối với thương hiệu Việt giai đoạn hậu Covid là những nội dung chính được ông Đinh Hồng Kỳ phân tích trong bài phát biểu của mình.

Nang-cao-vi-the-thuong-hieu-quoc-gia-tren-ban-do-chuoi-gia-tri-toan-cau
Diễn đàn thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp

Thương hiệu Việt đang ở vị trí nào trên thị trường thế giới?

Để đánh giá vị thế của Thương hiệu Việt Nam trên thương trường quốc tế, cần có sự quan sát và đánh giá khách quan từ bên ngoài cũng như sự phân tích thực trạng từ bên trong . Theo bảng báo cáo "Nation brands 2020 ranking: của Brand Finance, vị trí xếp hạng của Việt Nam năm 2020 là 33, tăng 9 vị trí so với năm 2019! Trong báo cáo trên có đoạn viết "Việt Nam là thương hiệu quốc gia phát triển nhanh nhất trong bảng xếp hạng năm nay với giá trị thương hiệu tăng vọt 29% lên 319 tỷ đô la Mỹ. Việt Nam, nơi ghi nhận số ca và tử vong do COVID -19 ở mức thấp đáng kinh ngạc, đã nổi lên là một trong những địa điểm hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á về sản xuất và ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư".
Về xếp hạng quyền lực mềm 2021 (Global Soft Power Index 2021), Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN đạt mức tăng 3 bậc so với 2020, từ vị trí 50 lên 47.

Nang-cao-vi-the-thuong-hieu-quoc-gia-tren-ban-do-chuoi-gia-tri-toan-cau
Ông Đinh Hồng Kỳ - Chủ tịch Công Ty Secoin chia sẻ tại diễn đàn

Trong khi đó, cũng để xếp hạng các quốc gia trên thế giới, FutureBrand, một công ty có uy tín về chuyển đổi thương hiệu toàn cầu đã đưa ra bản báo cáo “The FutureBrand Country Index 2020”. Bao cáo này dựa trên 6 nhóm tiêu chí và 22 yếu tố được đánh giá tổng thể nhiều mặt đối với một quốc gia. 6 tiêu chí đó gồm: Du lịch; Di sản và Văn hóa; Chất lượng cuộc sống, Tiềm năng Kinh doanh, Hệ thống Giá trị; và “Made in” (sản phẩm của Quốc gia đó). Việt Nam xếp hạng 66 (tụt 5 bậc so với vị trí 61 vào năm 2019 và vị trí 64 vào năm 2014).

Nâng cao vị thế sản phẩm thương hiệu Việt và những câu chuyện từ Secoin

Đáng chú ý trong bảng xếp hạng của FutureBrand Country Index 2020 là tiêu chí “Made in” với các đánh giá về sản phẩm đích thực, về chất lượng sản phẩm, về tính độc đáo của sản phẩm và liệu người tiêu dùng có sẵn lòng mua sản phẩm từ quốc gia đó hay không. Theo ông Đinh Hồng Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam khi xây dựng thương hiệu sản phẩm Việt trên thị trường thê giới cần lưu ý đến tiêu chí "Made in". Những câu chuyện về thương hiệu Secoin trong quá trình chinh phục thị trường thế giới đã được ông Đinh Hồng Kỳ chia sẻ xoay quanh những yếu tố thuộc tiêu chí quan trọng này.

Nang-cao-vi-the-thuong-hieu-quoc-gia-tren-ban-do-chuoi-gia-tri-toan-cau

Về “tính đích thực” của sản phẩm Secoin, câu chuyện gạch bông Secoin với truyền thống từ 1910 là minh chứng rõ nét về sản phẩm thuần Việt được đánh giá cao với giá trị nghệ thuật độc đáo từ bàn tay người nghệ nhân Việt Nam và những giá trị lịch sử, văn hóa qua nhiều thế hệ. Uy tín gạch bông Việt Nam đã vượt lên trên các quốc gia như Tây Ban Nha, Ma rốc, Mexico, Brazil,… Tính đích thực này giúp thương hiệu Secoin ghi điểm trong con mắt của khách hàng nước ngoài.

Để tạo ra sự “độc đáo”, “mới lạ” đối với sản phẩm, Secoin đã hợp tác với các nhà thiết kế nổi tiếng trên thế giới để tạo ra các bộ sưu tập độc quyền cho Secoin bởi các nhà thiết kế từ Mỹ, châu Âu. Secoin cũng phối hợp cùng Tập đoàn đá quý Swarovski hàng đầu thế giới để phát triển dòng gạch handmade Secoin kết hợp đá quý.

Về yếu tố “chất lượng”, Secoin đã nhanh chóng áp ứng chuẩn mực kinh doanh toàn cầu như xây dự hệ thống quản lý chất lượng; đánh giá trách nhiệm xã hội; đánh giá môi trường làm việc, an toàn lao động, chế độ cho người lao động, và đánh giá về sản phẩm thân thiện với môi trường.

Người tiêu dùng trên thế giới có sẵn lòng mua sản phẩm mang thương hiệu Việt hay không? Để trả lời câu hỏi này, ông Đinh Hồng Kỳ đề cập đến câu chuyện Secoin từng bước đưa sản phẩm gạch nghệ thuật ra thế giới với thông điệp “Made in Vietnam” ở giai đoạn đầu và “Made by Secoin in Vietnam” ở giai đoạn tiếp theo.

Nang-cao-vi-the-thuong-hieu-quoc-gia-tren-ban-do-chuoi-gia-tri-toan-cau

Câu chuyện “Made in Vietnam”: "Nhớ lại năm 2010, chúng tôi có chuyến thăm và làm việc với các khách hàng châu Âu như Hà Lan, Pháp, Đức,… Khi đó, hầu hết các khách hàng của chúng tôi ở những quốc gia phát triển đều khá e ngại khi đề cập đến nguồn gốc xuất xứ Việt Nam của sản phẩm gạch bông. Thời điểm đó chưa có qui định bắt buộc ghi quốc gia xuất xứ trên sản phẩm nên nhiều khách hàng đã tránh nhắc đến Việt Nam mà thay vào đó là sử dụng những hình ảnh liên quan đến gạch Bồ Đào Nha, gạch Mexico hay gạch Maroc. Thương hiệu gạch bông Việt dường như bị “lép vế” so với các quốc gia khác dù chất lượng sản phẩm vượt trội hơn so với họ. Đành phải kiên trì từng bước đưa sản phẩm vào thị trường, tìm mọi cơ hội có thể để lồng ghép logo doanh nghiệp và dòng chữ “Made in Vietnam”. Tính tới cuối 2020 đầu 2021, gạch bông Việt Nam đã được nâng lên vị trí số 1 trên toàn cầu và các khách hàng của chúng tôi tại châu Âu, Mỹ, Canada,... bắt đầu quảng bá gạch bông “made in Vietnam” và tự hào coi đó như là một giá trị cộng thêm cho sản phẩm trang trí nội ngoại thất mang tính nghệ thuật.”

Câu chuyện “Made by Secoin in Vietnam”: Cách đây 12 năm, Sven Erik – khách hàng của Secoin tại Na-uy đã tới Việt Nam để thảo luận việc phân phối sản phẩm gạch bông tại Na-uy và các nước Bắc Âu. Sau gần một tuần đàm phán căng thẳng, hai bên đã đạt được thỏa thuận ở hầu hết các nội dung. Trong số đó, vấn đề sử dụng thương hiệu để quảng bá sản phẩm được dành nhiều thời gian trao đổi nhất. Secoin mong muốn sử dụng thương hiệu của mình – một thương hiệu thuần Việt với bề dày hơn 20 năm để vào thị trường, trong khi đối tác lại muốn dùng thương hiệu của họ. Cuối cùng, Secoin đã đưa ra một đề nghị: Để đối tác trở thành nhà phân phối độc quyền tại Na-uy với điều kiện trên bao bì sản phẩm có ghi dòng chữ nhỏ “Made in Vietnam” và có ghi tên thương hiệu Secoin Đề nghị này đã được đối tác chấp thuận và nhờ đó, thương hiệu gạch bông “made in Vietnam” đã bắt đầu xuất hiện tại thị trường Bắc Âu.”

Nang-cao-vi-the-thuong-hieu-quoc-gia-tren-ban-do-chuoi-gia-tri-toan-cau

“Làm sao để xây dựng hình ảnh sản phẩm designed/ developed (thiết kế/ phát triển) và made in Vietnam? "Làm sao để những viên gạch do chính người Việt Nam thiết kế và làm ra đến được tay người tiêu dùng dưới chính tên thương hiệu Việt Nam?" Hai câu hỏi lớn mà ông Đinh Hồng Kỳ đang đặt ra đối với doanh nghiệp của mình để tiếp tục có những bước tiến xa hơn trên bản đồ chuỗi giá trị toàn cầu.

Những cơ hội – thách thức đối với thương hiệu Việt thời hậu Covid 19

Bên cạnh những ảnh hưởng nặng nề đối với toàn xã hội, đại dịch Covid 19 mang lại một số cơ hội nhất định cho các doanh nghiệp Việt trên thị trường thế giới. Môi trường, tập quán kinh doanh online trên toàn cầu đang tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt xây dựng hình ảnh và tiếp cận nhanh với người tiêu dùng trên khắp thế giới.

Đối với ngành xây dựng và vật liệu xây dựng, ông Đinh Hồng Kỳ đưa ra ví dụ về cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu của Secoin khi nhu cầu xây dựng, sửa sang nhà cửa tăng cao tại nhiều quốc gia. Câu chuyện về hệ thống phân phối của Secoin tại Nhật Bản và Pháp với mức tăng trưởng 20% trong năm 2020 là hiện tượng hiếm có trong bối cảnh kinh tế toàn cầu sụt giảm.

Song song với những cơ hội là những thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp Việt. Đại dịch Covid-19 được ví như một cuộc khủng hoảng về môi trường, khiến các tập đoàn lớn trên thế giới đẩy nhanh tiến trình hướng tới nền kinh tế tuần hoàn. Ông Đinh Hồng Kỳ nêu ra câu chuyện của một chuỗi cung ứng toàn cầu với hơn 3.000 nhà cung cấp và hơn 4 tỷ sản phẩm/năm mà Secoin đang tham gia dưới vai trò một nhà cung cấp. Tập đoàn khổng lồ nêu trên đã tổ chức các chương trình họp và hướng dẫn các nhà cung ứng toàn cầu về 2 chương trình có tên Positive Products và Solar Impulse. Thương hiệu Việt muốn tiếp tục tham gia lâu dài vào chuối cung ứng sẽ phải làm mới mình và xây dựng hệ thống theo định hướng của hai chương trình này.

Sản phẩm tích cực (Positive Products trên cơ sở 5 cốt lõi:

An toàn cho con người và trái đất

Làm từ các nguồn nguyên liệu tái tạo và tái chế bất cứ khi nào có thể

Được sản xuất có trách nhiệm về quyền con người, quyền lao động và ngăn ngừa ô nhiễm

Sản phẩm sử dụng lâu bền

Thiết kế để cải thiện hiệu suất môi trường của ngôi nhà, chẳng hạn như về sử dụng nước và năng lượng

Solar Impulse đánh giá dựa trên năm tiêu chí được nhóm lại theo ba chủ đề:

Với những thách thức lớn đang hiện rõ, ông Đinh Hồng Kỳ đã nêu ra đề xuất đối với Bộ Công thương và Cục XTTM nên tham khảo chương trình Positive Products và Solar Impulse để xây dựng những tiêu chí mới cho chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam giai đoạn hậu Covid 19.

Nang-cao-vi-the-thuong-hieu-quoc-gia-tren-ban-do-chuoi-gia-tri-toan-cau

Ông Kỳ đã đề cập đến một đánh giá khách quan từ Brand Finance đối với chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam: “Nhờ những nỗ lực của chương trình thương hiệu quốc gia mang tên“ Vietnam Value ”, ngành công nghiệp thực phẩm chế biến của Việt Nam hiện đóng góp lên tới 17 tỷ đô la Mỹ xuất khẩu của cả nước. Ngành công nghiệp may mặc chiếm hơn 22 tỷ đô la Mỹ xuất khẩu. Những đóng góp kinh tế này vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng chung của Việt Nam và sẽ không khả thi nếu không có những nỗ lực tập trung của chính phủ Việt Nam. Thương hiệu quốc gia được quản lý tốt là chìa khóa thành công và có thể mang lại lợi ích to lớn ”.
 

 

zalo secoin